Langrisser I & II là bộ sưu tầm remaster hai tựa game chiến thuật theo lượt kinh điển Langrisser và Langrisser II lần đầu ra mắt trên hệ máy Mega Drive (Genesis) của Sega vào thập niên 90. Việc tái phát hành những tựa game kinh điển ngày xưa với đồ họa và âm thanh được remaster thường được xem là con dao hai lưỡi, cố gắng dung hòa cảm giác hoài cổ trên nền đồ họa và âm thanh hiện đại hơn. Ở góc độ người chơi cũ, đó là cơ hội được trải nghiệm những tựa game thời thơ ấu ngày xưa với một số thay đổi về hình ảnh và âm thanh. Ngược lại, thiết kế gameplay đặc trưng ở thời điểm công nghệ còn hạn chế ngày xưa có thể khiến trò chơi “mất điểm” trong mắt đối tượng chính mà những bản remaster này nhắm đến: người chơi mới. Langrisser I & II làm tốt đến mức nào sẽ là thắc mắc mà chúng ta đi tìm câu trả lời trong bài viết.
Langrisser I đưa người chơi đến với cuộc chiến giữa hai vương quốc. Trong vai hoàng tử Garett phải tháo chạy khỏi lâu đài đang bị kẻ thù tấn công, người chơi sẽ trải qua cuộc phiêu lưu và chinh chiến để ngăn vương quốc đối đầu bị các thế lực thù địch gây ảnh hưởng. Tương tự, Langrisser II cũng là cuộc phiêu lưu và chinh chiến của nhân vật Erwin, nhưng với nội dung rẽ nhánh thành nhiều kết thúc khác nhau tùy vào trải nghiệm của người chơi. Xen kẽ với phần cốt truyện là các phân đoạn chinh chiến với nhiều kẻ thù khác nhau trong lối chơi chiến đấu theo lượt quen thuộc, đòi hỏi chiến lược công kích và vận dụng lợi thế của các loại quân khác nhau khi đối đầu với kẻ thù.
Xem thêm: http://sanhbai888.bangalog.com/bai-online/wolcen-lords-of-mayhem
Khác biệt lớn nhất trong hệ thống chiến đấu của Langrisser I & II là sự phân chia giữa tướng và lính. Về cơ bản, người chơi sẽ điều khiển tướng và có thể tuyển thêm lính để hỗ trợ với một khoản chi phí nhất định. Mỗi tướng và lính đều có lớp nhân vật riêng nhưng phải giống nhau, không thể điều binh hỗn tạp lớp nhân vật giữa tướng và lính. Mỗi lớp nhân vật lại có ưu và khuyết điểm riêng với khả năng tương khắc lẫn nhau, mở ra tính chiến thuật khá cao. Đơn cử như kỵ sĩ sẽ có khả năng cơ động cao hơn và dễ dàng “đánh dẹp” pháp sư, trong khi lính cầm giáo với lợi thế chiến đấu tầm xa chắc chắn sẽ là cơn ác mộng của bất kỳ kỵ binh nào.
Không những vậy, một khi “chém tướng” thì toàn bộ lính của tướng đó cũng “tan đàn xẻ nghé” ngay. Bạn cũng có thể điều khiển trực tiếp từng lính và tướng hoặc thiết lập sẵn một số lựa chọn để lính tự động chạy theo tướng trong các trường hợp còn lại để giảm bớt thao tác điều khiển. Trong khi đó, chinh chiến trên chiến trường sẽ giúp tướng và lính nhận về điểm kinh nghiệm, dùng để thăng cấp và thu về CP giúp thay đổi lớp nhân vật, mở khóa thêm các kỹ năng mới cho tướng cũng như lính mới. Bạn nào từng chơi Final Fantasy Tactics kinh điển từ thời PlayStation hẳn sẽ thấy quen thuộc với thiết kế gameplay rất cân bằng và xuất sắc về tính chiến lược này. Nó trao cho người chơi cơ hội đa dạng hóa khả năng chiến đấu của tướng và lập kế hoạch chinh chiến dựa trên hướng phát triển lớp nhân vật đó.
Xem thêm: http://toppoker888.yamatoblog.net/bai-online/game%20hidden%20through%20time
Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực trải nghiệm Langrisser I & II có tính chiến thuật khá cao dù là phần chơi nào. Các màn chơi luôn thiết kế kẻ thù vượt trội quân số so với người chơi, đòi hỏi sự suy tính chiến lược cẩn thận để tránh trường hợp “chưa đến chợ đã tiêu hết tiền”. Thậm chí, nếu không quen hoặc mới lần đầu đến với thể loại này, go88 k ,cả hai phần chơi đều cho phép thiết lập độ khó thấp và tặng kèm “chi phí dằn túi” hỗ trợ người chơi “hầu bao rủng rỉnh” để tuyển dụng thêm lính. Đây là một tính năng đáng chào khi giúp trải nghiệm game thân thiện với người chơi mới hơn. Thế nhưng, cốt truyện lại là hạn chế lớn nhất của bộ bộ sưu tầm này.
Kỳ thực, mang thiết kế “xưa như trái đất” của gần 30 năm về trước, cả hai phần chơi trong Langrisser I & II thường có xu hướng ném người chơi vào trận chiến mà không có bất kỳ giải thích gì về nội dung. Bạn chỉ được biết sơ bộ về cốt truyện thông qua các đoạn hội thoại xen kẽ giữa trận chiến. Ở khía cạnh remaster, người chơi có nhiều tùy chọn để giữ lại trải nghiệm “kinh điển thuần khiết”, remaster hoặc kiểu “râu ông này cắm cằm bà kia”. Đáng chú ý là phần artwork được remaster do họa sĩ khác vẽ, mang cảm giác khác biệt thấy rõ so với những hình ảnh nguyên gốc được nâng cấp chất lượng “đẹp không tì vết” cùng năm tháng. Tôi không muốn so sánh giữa hai phong cách nhưng có cảm giác nét vẽ mới có phần ecchi hơn, nhìn khá hút mắt.
Trang chủ: https://go88.mobi/
https://diendan.isempai.jp/members/go88mobi.9938/
https://raovatsomot.com/members/go88mobi.2873/
https://xenvn.com/members/go88mobi.523/#about
https://5giaybh.com/members/go888mobi.7157/
https://vuiit.net/members/go88mobi.1186/#about